[ad_1]
Bị La Liga “chèn ép”
Cách đây chưa lâu, Cơ quan công tố Tây Ban Nha đã quyết định khởi tố Barca cũng như các cựu chủ tịch Sandro Rosell và Josep María Bartomeu trong vụ án hối lộ trọng tài. Đội bóng xứ Catalan bị cáo buộc đã trả cho cựu phó chủ tịch Ủy ban trọng tài Tây Ban Nha, ông Jose Maria Enriquez Negreira, gần 7 triệu euro từ năm 2001-2018. Số tiền này được cho là dùng để gây ảnh hưởng đến kết quả trận đấu theo hướng có lợi cho Barcelona.
Tuy vậy, phía Barcelona đã phủ nhận những cáo buộc trên và mới đây trên trang chủ của đội bóng ra thông cáo yêu cầu Chủ tịch La Liga Javier Tebas phải ra mặt giải thích mọi chuyện, hoặc từ chức.
Trước thông tin trên từ phía Barca, Chủ tịch La Liga cho biết những bằng chứng ông đưa ra với tờ La Vanguardia không hề có sai sót. Ông cũng kêu gọi tổ chức một Đại hội đồng bất thường vào ngày 19/4 để Barca đưa ra lời giải thích thỏa đáng về vụ Negreira.
Những căng thẳng giữa Barca và BTC La Liga đang ngày càng gia tăng. Vào tháng 1 năm ngoái, Barca đã kiện La Liga tại Tòa án Thương mại Barcelona số 7 vì đã không cho phép họ tăng lương hàng loạt lên 15%, điều mà các câu lạc bộ khác đều được phép.
La Liga và Barca cũng mâu thuẫn về vụ Gavi. Theo đó, Barca đã đăng ký thành công Gavi là cầu thủ đội một vào ngày 31/1. Tuy nhiên, La Liga sau đó đã đệ đơn kháng cáo, cho rằng Barca không đăng ký đúng thời hạn. Đầu tháng 3, tòa án đã ra phán quyết có lợi cho La Liga nhưng vì không có quyết định cụ thể nào được đưa ra thời điểm đó nên Gavi được phép tiếp tục với tư cách là cầu thủ của đội 1 Barca. Tới ngày 21/3, Barca đã quyết định kháng cáo phán quyết nhưng không thành công.
Mundo Deportivo cũng đã báo cáo rằng hợp đồng với đội một của Gavi sẽ không được đăng ký và anh sẽ trở lại hợp đồng với đội trẻ do quyết định của tòa án. Nếu Gavi không được đăng ký vào đội 1 Barca trước ngày 1/7, thì hợp đồng của anh sẽ không có hiệu lực. Barca sẽ phải giảm quỹ lương, nếu không La Liga sẽ không cho phép họ đăng ký Gavi.
Ngoài ra, La Liga cũng yêu cầu Barca sẽ phải cắt giảm thêm 200 triệu euro chi phí lương ở mùa giải 2023/24, nếu không tìm được nguồn tài chính để “đắp” vào khoản thâm hụt.
Đây là một yêu cầu rất khó khăn đối với CLB xứ Catalan trong bối cảnh họ đang tìm mọi cách để chiêu mộ lại Lionel Messi. Chuyên gia chuyển nhượng Fabrizio Romano cũng chia sẻ về vấn đề này trên Twitter: “Barcelona vẫn đang tìm giải pháp tài chính để đáp ứng luật Công bằng tài chính trước khi gửi đề nghị chính thức và đàm phán với cha con Messi”.
Các đối thủ “chơi xỏ”
Nhưng không chỉ mỗi La Liga mà Barca còn phải đối đấu với sự công kích của các đội bóng tại Tây Ban Nha. Ngay sau khi có cáo buộc Barca hối lộ trọng tài, Real Madrid đã triệu tập một cuộc họp hội đồng quản trị. Cuộc họp này là “để quyết định các hành động mà Real Madrid cho là phù hợp liên quan đến vấn đề của Barca”.
Mới đây, Real tuyên bố họ là “bên bị hại” và “cần phải trừng phạt Barca vì sự trong sạch” của La Liga. Los Blancos cáo buộc rằng “các hành động có xu hướng ủng hộ FC Barcelona trong việc ra quyết định của trọng tài đã ảnh hưởng đến câu lạc bộ”.
Và sau trận đấu với Barca cuối tuần qua, Elche cũng đã đưa ra một kháng cáo chống lại Barca vì đã lựa chọn tiền vệ Gavi để giúp đội bóng xứ Catalan có chiến thắng 4-0. Theo trang COPE, Elche cho rằng Barca đã sử dụng trái phép cầu thủ 18 tuổi. Đơn tố cáo của CLB này dựa trên điều 141 của RFEF (Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha), ngăn cấm các cầu thủ “thi đấu lại trong cùng một mùa giải khi giấy phép bị hủy bỏ”.
Theo SPORT, Barca “rất bình tĩnh” và cho rằng những phản đối của Elche sẽ chẳng đi đến đâu khi họ đã được cả liên đoàn và giải đấu chấp thuận vào thứ Sáu liên quan đến việc chọn Gavi ra sân. Vấn đề hiện đang nằm trong tay của RFEF và họ phải quyết định hành động nào sẽ được thực hiện đối với vấn đề này. Nếu nó có lợi cho Elche, điều này sẽ tạo tiền lệ cho phần còn lại của mùa giải và có thể khiến Gavi phải ngồi ngoài.
Đáng lo ngại hơn, nó cũng có thể khiến cầu thủ người Andalusia thất vọng và muốn ra đi. Theo đó, anh có một điều khoản trong hợp đồng cho phép rời Barca miễn phí vào mùa Hè này nếu không được đăng ký là cầu thủ của đội một.
Có thể nói, Barca đã ở trong tình trạng “thập diện mai phục” khi bị cả BTC La Liga hay các CLB đối thủ liên tiếp gửi đơn tố cáo. Nếu không thể thoát khỏi tình trạng này, đội bóng xứ Catalan có nguy cơ phải chịu những hậu quả vô cùng khủng khiếp.
Barca cần nhìn vào “tấm gương” của Malaga
Trong lịch sử đã có nhiều đội bóng bị cấm thi đấu tại cúp châu Âu vì không minh bạch về vấn đề tài chính. Nổi bật là ở mùa giải 2012/13. Malaga đứng thứ 6 tại La Liga và giành quyền chơi ở Europa League. Nhưng họ bị UEFA từ chối cho tham dự vì đội bóng này đã vi phạm Luật công bằng tài chính (FFP) của UEFA (nợ lương và tiền chuyển nhượng cầu thủ 18 triệu euro).