[ad_1]
Bóng đá là một môn thể thao của cảm xúc và chắc chắn rằng đây là yếu tố được kích hoạt tột độ ở cuộc đua tam mã tới chức vô địch Premier League mùa này. Và HLV của 3 đội bóng đều là những tay tổ truyền cảm hứng. Jurgen Klopp nổi tiếng với cú đấm vào không trung, Pep Guardiola hay ăn mừng một cách khoa trương còn Mikel Arteta chạy như con báo ra đường biên.
Điều này không có nghĩa là Klopp hay Guardiola sẽ cố tình diễn kịch khi Liverpool và Man City đối đầu cuối tuần này bởi NHM rất muốn thấy niềm đam mê đó từ HLV của mình. Hành động của HLV cho thấy họ quan tâm đến CLB như thế nào.
Một HLV biết cách diễn trò và gây ấn tượng là tài sản quý của CLB. Cựu danh thủ Alan Shearer của Newcastle đã phải than vãn khi nhớ về những ông thày buồn tẻ như Kevin Keegan, Kenny Dalglish và Sir Bobby Robson. “Tôi nhớ Sir Bobby đã từng cằn nhằn về thái độ bùng nổ của Arsene Wenger rằng một số người ở đây cần học cách thua cuộc”.
Hơn bao giờ hết, Premier League là một chương trình giải trí, giàu cảm xúc hơn và không ngừng mở rộng. Và các HLV cũng chính là những người dẫn chương trình có cá tính lớn. Chúng ta đã ngất ngây với Jose Mourinho khi, với tư cách là HLV của Porto vào năm 2004, đã chơi đùa trên sân Old Trafford trong trận đấu ở Champions League.
CĐV Liverpool ca ngợi Klopp khi ông đấm ngực hay đấm vào không khí sau các trận đấu của Liverpool. Ông luôn thích ăn mừng một cách quá khích nhất là ở những trận đấu lớn. Trận đấu với Man City chính là một trận đấu quái vật trong bối cảnh mùa giải này và chất adrenaline sẽ khiến nhiều người hành xử kỳ quái.
Vai trò của những HLV như Klopp hay Pep hoặc Arteta khiến người ta phải đặt ra câu hỏi: Liệu cầu thủ có cần một ông sếp thích múa may quay cuồng như điên bên đường biên hay không? Liệu màn thể hiện đó có hiệu quả không hay nó đơn thuần là chiêu trò gây chú ý của HLV?
Arteta trông rất mệt mỏi khi quay cuồng liên tục thúc giục các cầu thủ tiến lên hoặc lùi lại, như thể đang điều khiển mọi hành động của họ. Liệu kịch tính và việc vẫy tay liên tục có hiệu quả không? Rõ ràng là có. Những gì Arteta thể hiện cho thấy HLV này đã trải qua mọi đỉnh cao và vực sâu cảm xúc trong hơn 90 phút.
Nó có tác động đến cầu thủ và CĐV. Cảm xúc đó là chân thật, nhưng cách sắp đặt xung quanh nó lại là giả tạo. Arteta đặt mình ở vị trí trung tâm của trận đấu và đấy không phải HLV duy nhất làm điều đó. Ange Postecoglou và Eddie Howe cũng làm điều tương tự với Tottenham và Newcastle, mặc dù theo một cách rất khác.
Cả Postecoglou và Howe đều không thích biểu đạt cảm xúc công khai. Họ hiếm khi rời bỏ khu vực kỹ thuật của mình. Đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Với tư cách là những người lãnh đạo, họ đặt mình lên hàng đầu để bảo vệ cầu thủ và ngăn chặn bất kỳ sự cố nào.
Howe thường nói về việc cố gắng hết sức để loại bỏ cảm xúc, đặt tiếng ồn và tình trạng hỗn loạn vào một chiếc hộp nhỏ tưởng tượng và phớt lờ nó, đưa ra quyết định theo cách lạnh lùng nhất có thể. Đôi khi điều đó hẳn là khó khăn vì bóng đá ẩn chứa sự hỗn loạn và lộn xộn, nơi mà mọi sự chuẩn bị tỉ mỉ của HLV có thể bị đảo lộn chỉ vì một sai lầm.
Trò chơi cảm xúc có cần một người ra quyết định có thể cảm nhận và phản ánh cảm xúc đó hay một người có thể làm chệch hướng? Đó là một câu hỏi thú vị. Howe nghĩ rằng nếu một cầu thủ liếc nhìn khu kỹ thuật trong trận chiến nóng bỏng và nhìn thấy bóng dáng điềm tĩnh của HLV sẽ cảm thấy yên tâm.
Trong khi đó, Klopp, Pep và Arteta sẽ nói rằng sự bùng nổ của mình là bằng chứng cho thấy họ luôn kề vai sát cánh với cầu thủ và CĐV, mọi người vì một người. Khi Klopp đấm lên không trung, các khán đài của The Kop lại đáp trả bằng tiếng gầm dữ dội, còn cầu thủ lại nhồng lên như “chơi đồ”.
Xét cho cùng, HLV cũng là con người và tâm trí của họ có thể trở nên hỗn loạn như bất kỳ ai khác. Nó thường xảy ra trong những khoảnh khắc điên rồ khi đội bóng của họ đang ở thế thắng bỗng chuyển thành thế bại, trận đấu bị đảo lộn và các kế hoạch bị ném ra ngoài cửa sổ. Họ chắc chắn có nhu cầu nổi điên.
Điều đó thậm chí còn xảy ra với Sir Bobby vĩ đại, người đã dẫn dắt Barca, người đã dẫn dắt ĐT Anh vào bán kết World Cup, người đã giành được những danh hiệu trên khắp châu Âu. HLV nổi tiếng điềm đạm và lạnh như kem này cũng có lúc hét lên với Alan Shearer và các cầu thủ Newcastle ở tình huống đó.
Shearer chưa bao giờ làm việc dưới trướng một HLV như Klopp hay Pep, những chiến lược gia luôn chỉ đạo một cách điên cuồng, nói cho cầu thủ biết chính xác nên đứng ở đâu hoặc chính xác phải làm gì. Vai trò của một cầu thủ xuất sắc và một thủ lĩnh có uy tín khiến Shearer tự đưa ra quyết định.
Những cầu thủ ở đẳng cấp ở thời Alan Shearer luôn nghĩ rằng họ biết những điều đó. Nếu họ cảm thấy cần phải di chuyển sang cánh phải, cánh trái hoặc thậm chí lùi sâu, họ sẽ tự mình làm điều đó. Và với tư cách là đội trưởng, họ có quyền yêu cầu các đồng đội làm điều gì đó.
Nhưng bây giờ Premier League đã phát triển thành một show diễn giải trí toàn cầu và mọi thành phần tham gia vào show diễn đó phải tự coi mình là diễn viên hoặc MC, đặc biệt là với những HLV có tầm ảnh hưởng lớn như Klopp và Pep Guardiola, đặc biệt ở những trận đấu khốc liệt như Liverpool vs Man City.