Home Tin Tức Bóng Đá Ngoại hạng Anh Chìa khóa thành công của Brighton và Brentford

Chìa khóa thành công của Brighton và Brentford

0
Chìa khóa thành công của Brighton và Brentford

[ad_1]

Sales – buôn may bán đắt

Đúng là xét về mặt tầm cỡ, Brighton và Brentford còn lâu mới sánh được với những đội thuộc nhóm “big six” như Man United, Man City, Arsenal, Chelsea, Tottenham hay Liverpool. Tuy nhiên, họ chẳng hề lép vế, nếu không muốn nói còn ở trên tầm những đội bóng nói trên về độ khôn ngoan khi tham gia vào thị trường chuyển nhượng.

Trên BXH Premier League, Brighton đang đứng ở vị trí thứ 6, còn Brentford xếp dưới 2 bậc. Họ đứng trên cả Chelsea lẫn Liverpool, những CLB chi tiêu nhiều hơn nhưng lại đang trải qua một mùa giải đáng thất vọng.

Nhìn vào vị thế của Chelsea (đang xếp thứ 10 tại giải Ngoại hạng Anh), chắc hẳn BLĐ Brighton có lý do để cười thầm khi mới hồi mùa Hè năm ngoái họ đã bán được hậu vệ cánh trái Marc Cucurella cho The Blues với giá 55 triệu bảng. Nếu cộng thêm cả khoản phí phát sinh, con số này thậm chí có thể tăng lên tới 62 triệu bảng.

Cần phải nhấn mạnh rằng, trước đó 1 năm Brighton chỉ phải chi ra chưa đến 1/3 con số nói trên để sở hữu Cucurella. Như vậy cũng có nghĩa, chỉ sau thời gian ngắn Brighton đã thu lãi lớn từ việc bán hậu vệ người Tây Ban Nha cho Chelsea. 

Brighton thì như vậy, còn Brentford cũng chuyển nhượng cầu thủ hiệu quả không kém. Đơn cử như khi họ tuyển chọn kỹ càng Neal Maupay và Ollie Watkins. Sau khi khai thác tối đa khả năng của Maupay và Watkins, họ chuyển nhượng cặp đôi này để thu về khoản lợi nhuận không nhỏ. 

Thực tế thì không phải vô cớ mà Brighton và Brentford lại có thể phát hiện được những viên ngọc trong đá như Cucurella hay Maupay để bán kiếm lời. Theo tờ Guardian, hai CLB đều có đội ngũ tuyển trạch viên rất giỏi trong việc phân tích số liệu thống kê.

Thông qua những con số vốn khô khan nhưng biết nói, họ tiến hành nghiên cứu chuyên sâu để dự đoán về tiềm năng mà những mục tiêu có thể mang lại. Chủ trương của Brighton và Brentford là cố gắng “đãi cát tìm vàng” ở những khu vực ít nhận được sự quan tâm từ những đội bóng lớn. 

Tất nhiên, không phải tất cả mọi thứ đều có thể được nhìn thấy một cách dễ dàng trên màn hình máy tính. Đó là lý do tại sao các chuyên gia tuyển dụng ngoài việc phân tích số liệu vẫn tới sân để thẩm định khả năng của cầu thủ theo cách trực quan nhất.

Việc các ông chủ Tony Bloom (Brighton) và Matthew Benham (Brentford) sở hữu những đội bóng ở bên ngoài nước Anh cho phép mạng lưới tuyển dụng của họ trở nên hiệu quả hơn. Hiện giờ, trong tay ​​Bloom ngoài Brighton ra còn có cả Royale Union Saint-Gilloise (Bỉ), trong khi Benham cũng nắm quyền ở Midtjylland (Đan Mạch). Nhờ sở hữu nhiều CLB, Benham rất yên tâm khi để Brighton chiêu mộ Frank Onyeka, cầu thủ đã có 5 năm thi đấu cho Midtjylland trước khi sang Anh chơi bóng.

Strategies – Chiến lược

Việc Brighton hay Brentford buôn may bán đắt và chú trọng phân tích số liệu thống kê đều xuất phát từ chiến lược đúng đắn của họ. Nhắm đến những cầu thủ trẻ được định giá thấp hơn so với năng lực thực sự là nước đi cực kỳ sáng suốt của Brentford và Brighton.

Trước khi “xuống tiền” cho một thương vụ đầu tư, 2 đội bóng rất cẩn trọng trong việc xem xét cầu thủ có thể đạt mức giá trị gia tăng tối đa hay không. Họ cũng không hề cứng nhắc trong công tác tuyển quân khi sẵn sàng đón về những bản hợp đồng miễn phí. 

Nên biết, Brentford từng thu nhận Ben Mee là hậu vệ 33 tuổi đã kết thúc hợp đồng với Burnley nhưng vẫn còn giá trị sử dụng. Brighton cũng làm điều tương tự với Danny Welbeck và bây giờ cựu tiền đạo CLB M.U đã trở thành nhân tố không thể thiếu được của đội bóng.

Khi để cho HLV Graham Potter chuyển sang dẫn dắt Chelsea, BLĐ Brighton đã hợp tác với Roberto De Zerbi là HLV hoàn toàn phù hợp với chiến lược của CLB nên đội bóng mới không bị xáo trộn sau khi thay tướng.

Về cơ bản, Brentford và Brighton có mô hình hoạt động khá giống với Benfica hay Dortmund. Nếu như Benfica mới bán được Darwin Nunez cho Liverpool với giá hời, lại đang sở hữu Enzo Fernandez là nhà vô địch thế giới đang được nhiều đội bóng nhòm ngó, thì Dortmund cũng chẳng chịu kém cạnh. Sau khi thanh lý Jadon Sancho và Erling Haaland, khả năng cao là Dortmund cũng kiếm được bộn tiền nếu bán Jude Bellingham.

Điểm chung của Brentford, Brighton, Benfica và Dortmund là họ luôn đi trước các đối thủ một bước. Để làm được điều này, tất cả đều phải áp dụng những chiến lược phức tạp, nhưng cũng không thiếu phần sáng tạo, linh hoạt để hướng tới hiệu quả tối đa.

Brighton không bán Mac Allister cho Chelsea

Để tăng cường sức mạnh cho tuyến giữa, BLĐ Chelsea đang có kế hoạch đưa tiền vệ Alexis Mac Allister của Brighton về Stamford Bridge. Để hoàn thành mục tiêu, họ đã đề nghị trả Brighton 49 triệu bảng. Do cảm thấy con số kể trên chưa tương xứng với giá trị của Mac Allister nên Brighton đã khước từ. Mac Allister đã chơi cho Brighton từ năm 2019. Cầu thủ 24 này đã cùng ĐT Argentina vô địch World Cup 2022.

 



MUA TIP BÓNG ĐÁ ngay!!!

Source link