Home Tin Tức Bóng Đá Ngoại hạng Anh Giám đốc thể thao là con dao hai lưỡi

Giám đốc thể thao là con dao hai lưỡi

0
Giám đốc thể thao là con dao hai lưỡi

[ad_1]


Giám đốc thể thao là con dao hai lưỡi

Tiếp lời Wenger 5 năm trước: “GĐTT có phải là người đứng chắn giữa đường và ra quyết định đội bóng phải đi bên trái hoặc bên phải không? Tôi không hiểu ý nghĩa của vai trò này. Tôi là người quản lý của đội bóng Arsenal và cho đến khi tôi còn đương chức, tôi sẽ quyết định mọi thứ của đội bóng”. Trong thời hoàng kim của Wenger, có tin đồn ngay đến việc mua điện thoại để bàn mới, các nhân viên của Arsenal cũng phải xin ý kiến của “Giáo sư”.

Nhưng chỉ một năm sau tuyên bố hùng hồn đấy, Wenger chia tay Arsenal theo cái cách mà người trong cuộc cố làm cho nó yên bình, dù thực tế thì không. Để rồi từ một đội bóng theo mô hình nhà quản lý (manager) điều hành mọi vấn đề chuyên môn, Arsenal giờ có tới 9 bộ phận phụ trách mà vai trò của HLV chỉ là một trong số đó. Những người kế nhiệm Wenger như Unai Emery và giờ là Mikel Arteta đều chỉ là “HLV trưởng” (head coach).

Mười năm trước, phản ứng của phe bảo thủ còn khủng khiếp hơn. Khi được hỏi liệu vai trò GĐTT có quan trọng, Harry Redknapp mở cửa xe nói vọng ra: “Thật kinh tởm khi có kẻ bảo bạn phải làm gì”.

GĐTT Txiki Begiristain được đánh giá là làm tốt công việc tại Man City

Đây cũng là thái độ mà Damien Comolli nhận được trong buổi họp báo khi nhậm chức GĐTT của Tottenham năm 2005: “Câu hỏi đầu tiên mà tôi nhận được là “Ông có nhìn thấy tương lai cho vị trí này ở bóng đá Anh?”. Tôi đáp lại bằng sự tự tin rằng chỉ trong 10 năm nữa, tất cả đội bóng ở Premier League đều có GĐTT”. Bây giờ thì đến các đội của League Two (tương đương hạng Tư Anh) cũng có chức vụ đó trong BLĐ.

Premier League thì khỏi phải nói, vào lúc này, người hâm mộ hẳn rất quen thuộc với những cái tên Dan Ashworth (Brighton), Stuart Webber (Norwich), Michael Edwards (Liverpool), Jon Rudkin (Leicester), Txiki Begiristain (Man City) hay Marina Granovskaia (người cũ của Chelsea). 

Vậy nhiệm vụ của những người này là gì? Với số đông bên ngoài, họ cho rằng GĐTT là người ra quyết định phải mua cầu thủ nào, bán cầu thủ nào, bao nhiêu tiền hay có nên đổi chiến lược đào tạo trẻ hay sa thải HLV. Là người trong cuộc, Comolli bất ngờ với những suy nghĩ này và chia sẻ: “Tôi không nghĩ GĐTT là những chuyên gia còn ông chủ chỉ là người ký séc. Chuyện không đơn giản thế đâu. Ngày càng có nhiều đội bóng ra những quyết định lớn theo hướng tập thể”.

Điều này dẫn tới hệ quả. Nếu các phòng ban trong một CLB phối hợp tốt, đội bóng sẽ hoạt động vô cùng trơn tru. Nhưng nếu HLV, người ra quyết định chính về chuyên môn trên sân, bất đồng quan điểm với GĐTT, người ra quyết định chính về việc mua người, những “bom xịt” sẽ nổ liên tiếp, dẫn tới hậu quả là những màn trình diễn tồi tệ. Jose Mourinho là một ví dụ tiêu biểu khi ở cả M.U và Tottenham, ông đều không được mua những cầu thủ mà mình mong muốn.

 Nhờ GĐTT, Mourinho hạnh phúc hơn hẳn khi rời Ngoại hạng Anh

Có thể khẳng định Mourinho đã thất bại thảm hại trong lần thứ hai làm việc ở Anh, đặc biệt với những bến đỗ M.U và Tottenham. Nhưng khi trở lại Serie A, ông ngay lập tức thu hoạch thành công cùng Roma với chức vô địch Europa Conference League. Mùa Hè này, Roma mua rất nhiều tân binh nhưng Mourinho tiết lộ, chỉ khi ông gật đầu thì GĐTT mới được phép xúc tiến đàm phán.

 



MUA TIP BÓNG ĐÁ ngay!!!

Source link