Home Tin Tức Bóng Đá Ngoại hạng Anh Hội chứng sợ bỏ lỡ, ‘bệnh mãn tính’ của Premier League

Hội chứng sợ bỏ lỡ, ‘bệnh mãn tính’ của Premier League

0
Hội chứng sợ bỏ lỡ, ‘bệnh mãn tính’ của Premier League

[ad_1]

FOMO là từ viết tắt của Fear Of Missing Out (sợ bỏ lỡ) – hội chứng tâm lý của những người thường sợ rằng người khác luôn vui vẻ và đầy đủ hơn mình, sợ bỏ lỡ cơ hội tốt. Cảm giác này ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định của họ. Trong bóng đá, hội chứng này xuất hiện khá thường xuyên, đặc biệt ở các giải đấu “nhà giàu”, nơi các CLB có nhiều tiền mua sắm tân binh. Họ nhìn đâu cũng thấy cầu thủ xuất sắc, những viên ngọc thô giàu tiềm năng. Họ lo sợ nếu mình không nhanh chóng chi tiền mua, đối thủ sẽ xuất hiện nẫng tay trên các ngôi sao đó mà bỏ quên mấu chốt của việc chuyển nhượng: tìm cầu thủ phù hợp với triết lý chiến thuật của HLV, phù hợp với đội bóng và giải đấu.

Nói đến đây, ai cũng có thể nghĩ ngay đến… Man United. Không ai khác, Quỷ đỏ chính là đội bóng FOMO nhất trong nhiều năm qua, không chỉ tại Anh mà trên toàn châu Âu. Điều này có thể gói gọn qua một câu nói của Gary Neville sau khi chứng kiến MU thua thảm Brentford 0-4 hồi cuối tuần trước: “Không thể tin một CLB đã chi hơn 1 tỷ bảng trên thị chuyển nhượng lại chơi bóng như thế này”.

Kể từ khi Sir Alex Ferguson giải nghệ vào năm 2013, MU chính thức mắc hội chứng FOMO. Từ David Moyes, Louis van Gaal, Jose Mourinho, Ole Solskjaer và cả Erik ten Hag đều không thoát khỏi điều này. Những năm qua, căn bệnh của Quỷ đỏ càng ngày càng nặng. Họ bỏ ra 80 triệu bảng chiêu mộ Harry Maguire từ Leicester City bất chấp các lời cảnh báo của các chuyên gia về khả năng xoay xở chậm chạp của trung vệ này. Kết quả, Maguire vẫn gây tranh cãi đến tận bây giờ và bị xem là trò hề tại Old Trafford.

MU cũng mua đại Amad Diallo, Facundo Pellistri và ký hợp đồng với Edinson Cavani vào ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng mùa hè 2020 sau khi thất bại trong vụ Jadon Sancho. Sau 2 năm, Amad Diallo và Pellistri vẫn chưa được sử dụng, cũng không phát triển thêm. Trong khi đó, Cavani đã ra đi với sự hậm hực vì bị thất hứa. Tiền đạo người Uruguay cảm thấy bị phản bội vì một thương vụ FOMO khác của Quỷ đỏ: mua Cristiano Ronaldo vào mùa hè năm ngoái.

Ole Solskjaer mất 3 năm để xây dựng một đội hình trẻ trung và đầy hy vọng cho MU. Nhưng đến phút cuối, họ quyết mua lại bằng được Ronaldo vì lo sợ viễn cảnh tiền đạo người Bồ Đào Nha đầu quân cho kình địch cùng thành phố – Man City. Ronaldo đã ghi 24 bàn thắng cho MU ở mùa giải trước, nhưng Solskjaer bị sa thải sớm. Người lên thay ông, Ralf Rangnick cũng phải từ bỏ giao kèo ban đầu vì mâu thuẫn với ban lãnh đạo đội bóng. HLV người Đức không ngần ngại chỉ trích việc ký hợp đồng với các cầu thủ già như Cavani và Ronaldo là thất sách. 

Các thương vụ của Ten Hag cũng bị đánh giá là vội vàng

Cay đắng hơn cho MU, thương vụ này cũng kéo họ vào một rắc rối khác: Ronaldo đòi ra đi chỉ sau 1 mùa giải vì chê đội bóng yếu, vì không được dự Champions League. Tiền đạo 37 tuổi này đang khiến phòng thay đồ MU hỗn loạn, cho dù họ vừa mới bắt đầu triều đại Erik ten Hag hơn một tháng.

Bản thân Ten Hag cũng rơi vào hội chứng chung của MU khi yêu cầu mua sắm hàng loạt tân binh, nhưng chỉ tập trung vào các học trò cũ, hoặc các cầu thủ ông từng biết đến tại giải vô địch Hà Lan. Ten Hag hiểu rõ họ, tin tưởng vào tài năng của họ và sợ bỏ lỡ cơ hội dẫn dắt họ một lần nữa. Ngoài ra, ông cũng có thể toan tính đến việc xây dựng đội ngũ cận vệ cho riêng mình ở Old Trafford. Điều đó vô hình trung khiến MU… không thay đổi gì so với thời Solskjaer, Rangnick ở thời điểm này, thậm chí còn tệ hơn.

Các CLB khác chưa phải trả giá đắt như MU, nhưng cũng mua bán theo trường phái lãng phí. Tottenham vung tiền mua Richarlison cho dù đã có “tam sát” Kulusevski, Son, Kane thuộc nhóm hay nhất Premier League. Richarlison dự bị trong trận gặp Chelsea, vào sân để giải cứu Gà trống nhưng rốt cuộc, Harry Kane vẫn là chiếc phao Spurs bám víu.  

Chelsea có dấu hiệu tương tự. Họ đẩy Lukaku ra đường, mua Sterling trong khi cần một tiền đạo cắm. Họ mua Cucurella với giá kỷ lục cho dù đã có Ben Chilwell và Alonso. Ngoài ra, Chelsea còn liên tục hỏi mua các cầu thủ khác với giá cao bất thường. Sẽ thực sự điên rồ nếu họ chi 80 triệu bảng cho Wesley Fofana của Leicester, 50 triệu bảng cho Anthony Gordon và… bỏ qua vị trí tiền đạo cắm.

Ở tầm thấp hơn, các CLB như Nottingham, Brentford, Aston Villa, Fulham… cũng khiến giới mộ điệu choáng váng vì số lượng tân binh họ chiêu mộ ở mùa hè này. Biết FOMO sẽ dẫn tới kết cục đau buồn, nhưng không lao theo cuộc đua vung tiền trên TTCN thì lại sợ bỏ lỡ. Một vòng tròn luẩn quẩn, biến bóng đá thành ngành công nghiệp “đốt tiền”. 

Nottingham Forest lập kỷ lục mua người

CLB mới thăng hạng, Nottingham Forest đã lập kỷ lục về số lượng tân binh trong một kỳ chuyển nhượng tại Premier League. Cho đến thời điểm này, Nottingham chiêu mộ 15 cầu thủ với giá tổng cộng hơn 100 triệu bảng, và trong đó họ mượn duy nhất một người (Dean Henderson từ M.U). CLB này thậm chí chưa có ý định dừng lại. Theo các nguồn tin uy tín, họ chuẩn bị mua Neal Maupay từ Brighton với giá 15 triệu bảng.



MUA TIP BÓNG ĐÁ ngay!!!

Source link