[ad_1]
Vào cuối mùa giải trước, khi một Man United vốn đã tầm thường sụp đổ thành một đội bóng tồi tệ, Ralf Rangnick đã được hỏi liệu CLB có thể thu hút những cầu thủ đẳng cấp hay không nếu họ không thể giành được suất dự Champions League trong mùa giải sắp tới.
“Sẽ tốt hơn nếu chúng tôi được chơi ở Champions League, nhưng đây không phải là vấn đề mà chỉ mỗi Man United gặp phải”, vị HLV tạm quyền cho biết. “Đây là một CLB có sức hút và với một HLV mới, một cách tiếp cận mới và một triết lý bóng đá mới, Man United vẫn có hấp lực. Việc gia hạn hợp đồng với Bruno Fernandes cho thấy điều đó vẫn có thể xảy ra”.
Một mùa hè đầy khó khăn cho đến bây giờ, khi Man United bị chi phối bởi sự kích động của Cristiano Ronaldo và quá trình theo đuổi quá mệt mỏi với Frankie De Jong.
Bản hợp đồng mới duy nhất gia nhập đội hình của Erik ten Hag trong chuyến du đấu trước mùa giải ở Thái Lan và Australia là cựu hậu vệ cánh Tyrell Malacia. Nhưng MU cũng đá ký thành công với Christian Eriksen theo dạng chuyển nhượng tự do, và cuối cùng, họ đã thành công đem về hậu vệ người Argentina, Lisandro Martinez từ Ajax.
Tất nhiên, có những cầu thủ sẽ cảm thấy kinh hoàng khi nghĩ đến việc phải chơi ở Eroupa League mùa tới và Cristiano Ronaldo chắc chắn nằm trong số đó. Nhưng sẽ là sẽ lầm nếu nghĩ rằng Champions League là tất cả và là yếu tố duy nhất để thu hút những ngôi sao.
Trở lại mùa hè 2014, mặc dù không được thi đấu tại sân chơi cấp độ cao nhất của châu Âu, United đã ký được hợp đồng với Angel Di Maria và Radamel Falcao, cùng với một loạt cầu thủ khác. Hai năm sau đó, Paul Pogba và Zlatan Ibrahimovic cũng đến với Old Trafford để tham dự Europa League.
Nó nói lên nhiều điều về Man United dưới triều đại của gia đình Glazer những năm gần đây, và những màn thể hiện sức mạnh trên thị trường chuyển nhượng của Man United được xây nên từ năng lực yếu kém. Khi nhìn lại những cái tên đó và nhớ lại tác động ít ỏi mà họ tạo ra ở Old Trafford, đó cũng là một lời cảnh báo.
Di Maria được mang về mà không có ý tưởng rõ ràng về việc HLV mới được bổ nhiệm Louis van Gaal sẽ sử dụng anh như thế nào. Falcao là bản hợp đồng hoảng loạn trong ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng, với tiền sử chấn thương ACL nghiêm trọng và Man United đã hối tiếc chỉ trong vòng hai tháng.
Việc Pogba sẵn sàng rời một Juventus đang thống trị Seria để tái hợp với Man United đầy rẫy khó khăn ở tuổi 23 chỉ đặt ra câu hỏi về động lực của cầu thủ người pháp cùng người đại diện của anh ấy.
Nhưng dù thế nào, tiền luôn là một yếu tố thuyết phục trong bóng đá cũng như trong cuộc sống và nó sẽ luôn như vậy. Đã có rất nhiều trường hợp mà các cầu thủ tài năng “quay xe” bởi một đề nghị khổng lồ, không chỉ gia nhập một “dự án” mạnh về tài chính mà còn cống hiến và xây đắp nó lên tầm cao mới.
Chẳng hạn như việc David Silva và Yaya Toure quay lưng lại với Champions League, lần lượt rời Valencia và Barcelona để gia nhập Man City vào mùa hè năm 2010. Một thập kỷ sau đó, “dự án bóng đá” của Man City tỏ ra đáng tin hơn nhiều so với Barcelona.
Từ “dự án” thường bị chế giễu khi được sử dụng trong giới bóng đá, nhưng Man City đã chứng minh rằng nó hoàn toàn có thể trở thành một từ thông dụng nếu có một chiến lược rõ ràng, một thứ bóng đá mạch lạc và xây dựng thành công một nền văn hóa trong CLB.
Đó chính xác là những gì Man United thiếu thốn suốt 9 năm kể từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, để lại khoảng trống to lớn về kiến thức, quyền lực và khả năng lãnh đạo ở CLB. Kể từ đó, người ta chỉ thấy thoáng qua về một kế hoạch dưới thời HLV nào, nhưng không có sự xuất hiện của một dự án nghiêm túc và lâu dài.
Thật đáng kinh ngạc, phải đến tháng 3/2021, gần 8 năm trong khoảng thời gian hậu Ferrguson, Man United mới bổ nhiệm một giám đốc bóng đá. Về việc liệu John Murtough, người đã xuất hiện ở hậu trường từ tháng 1/2013, có phải là nhân vật tạo ra thay đổi, có tầm nhìn xa mà họ cần hay không, vẫn chưa có câu trả lời.
Chúng ta thấy Murtough ở các sự kiện gia hạn hợp đồng với Ole Gunnar Solskjaer vào mùa hè 2021; cố gắng ký hợp đồng mới với một Pogba đỏng đảnh; ký hợp đồng với Ronaldo; sa thải Solskjaer vào tháng 11/2021 mà không có kế hoạch cho người kế vị; bổ nhiệm Rangnick làm HLV tạm thời rồi cũng ra đi nốt.
Đó không phải là những thành tựu tích cực, truyền cảm hứng và khiến các fan có niềm tin rằng mọi thứ đã thay đổi. Rangnick đã nói rằng, không có tương lai dành cho ông trong vai trò cố vấn chiến lược mà CLB đã dự tính trước đấy.
Chiến lược gia người Đức này hiện đang cầm ĐT Áo khẳng định vấn đề bức thiết của Man United không phải tập trung vào những ngôi sao hạng A mà cần chăm chú vào những cầu thủ trẻ giàu khát khao, những người sẽ đại diện cho cách tiếp cận mới hơn, bền vững hơn, lâu dài hơn. Đó mới là điều mà Man United cần vào lúc này.
“Ý kiến của tôi là CLB nên cố gắng tìm kiếm những cầu thủ hàng đầu trong tương lai và cố gắng phát triển họ. Chúng tôi cần học hỏi các CLB hàng đầu khác ở Anh và châu Âu. Hãy nhìn vào những cầu thủ họ đã ký hợp đồng trong quá khứ – chúng tôi sẽ có câu trả lời”, Rangnick nói hồi tháng 4/2022.
Nhưng đó là một mặt trận khắc nghiệt ở bối cảnh hiện tại. Ai đó cần giải thích cho các cầu thủ biết Erik ten Hag đang nghĩ gì. NếuJurgen Klopp và Thomas Tuchel, muốn có cầu thủ nào, họ sẽ nói chuyện với cầu thủ đó, và điều tương tự có lẽ cũng đúng với Pep Guardiola.
Nói chuyện với cầu thủ, tìm hiểu tâm lý và tính cách của họ để xác định đó có phải là người phù hợp hay không. Rõ ràng, đây lại là một điều mà Man United đã thiếu trong thời gian gần đây. Một đại diện cầu thủ kể lại rằng, ở Man United, giám đốc điều hành nói với ông rất lâu về việc chuyển đến Old Trafford sẽ đem tới những gì cho cầu thủ.
Có những cầu thủ ưu tiên yếu tố này hơn tất cả những người khác. Và mâu thuẫn lớn ở đây là, khi nói đến việc thu hút những tài năng hạng A, những siêu sao hàng đầu của thế giới bóng đá, không có CLB nào (ngoại trừ PSG) hấp dẫn được cầu thủ theo cách như vậy về khía cạnh thương mại. Tình trạng này đã tiếp diễn suốt 8 năm qua và không còn là điều mà Man United mong muốn vào lúc này.
Sau khi Raphael Varane và Ronaldo gia nhập, việc bổ nhiệm Ten Hag dường như báo trước một sự thay đổi đột ngột nhưng khá muộn màng. Ten Hag là một HLV cực kỳ nghiêm túc với triết lý bóng đá: tốc độ cao, tràn đầy năng lượng dựa trên chiếm quyền kiểm soát và tư duy chơi bóng thông minh.
Tương tự như Klopp và Guardiola, ông yêu cầu những cầu thủ trẻ giàu khát khao. Nhưng điều này đặt ra câu hỏi về việc tại sao Man United lại ngăn cản Ronaldo ra đi khi anh đã 37 tuổi và có lẽ không còn muốn gắn bó với Quỷ Đỏ nữa.
Man United đã cố gắng ký hợp đồng với Frenkie de Jong từ Barcelona, dựa trên niềm tin của Ten Hag rằng cầu thủ 25 tuổi – học trò cũ của ông ở Ajax là nền tảng hoàn hảo cho sự tái thiết ở hàng tiền vệ. Nó giống như một động thái dựa trên tầm nhìn bóng đá hơn là tầm nhìn thương mại hoặc một ý tưởng ngẫu hứng. Nghĩ về điều đó, những CĐV chắc hẳn rất ủng hộ.
Nhưng bây giờ đã là nửa cuối của tháng Bảy và trong khi các CLB đối thủ sắp hoàn tất việc mua sắm, Man United vẫn gặp phải những nỗi thất vọng quá quen thuộc. Họ chỉ được ký hợp đồng với Tyrrell Malacia và Lisandro Martinez, nhưng đây là mùa hè mà họ đang cần bổ sung ở rất nhiều vị trí. Họ muốn mang về thêm nhiều cầu thủ nữa để đáp ứng được nhu cầu của Ten Hag.
Hoàn toàn có thể thấy trước rằng thương vụ De Jong sẽ phức tạp. Bỏ qua mọi yếu tố, cầu thủ này luôn mong muốn ở lại Barca (điều dễ xảy ra khi chúng ta nói về một CLB cung cấp cho De Jong suất đá Champions League ở mùa tới thay vì Euroupa League). Bên cạnh đó, vấn đề tiền lương giữa De Jong và Barca cũng ảnh hưởng tới khả năng ra đi của tuyển thủ Hà Lan.
Không nghi ngờ gì về việc Man United sẽ rối loạn nếu không mua được De Jong. Nếu cuối cùng, họ lại phải loay hoay tìm kiếm một giải pháp thay thế trước khi thị trường chuyển nhượng đóng cửa vào ngày 1/9, và rõ ràng đó không phải là minh chứng cho một tầm nhìn bóng đá tốt.
Thực tế, Man United đã bước vào kỳ chuyển nhượng cực kỳ quan trọng này với một số lỗ hổng đáng chú ý trong đội ngũ điều hành cũng như đội hình. Không CĐV nào tiếc nuối sự ra đi của Woodward, nhưng vào thời điểm ông ta rời bỏ vai trò, Woodward vẫn là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này hơn tân giám đốc điều hành Richard Arnold, người thường quen giao việc này cho các chuyên gia.
Điều đó là hoàn toàn hợp lý nếu Arnold có thể chắc chắn rằng có những chuyên gia như thế đang tồn tại ở Old Trafford. Những bức ảnh chụp Arnold cùng với Murtough có mặt ở Barcelona tuần này chỉ củng cố thêm sự nghi ngờ rằng Man United đã thiếu đi những người đóng vai trò phù hợp trong các cuộc đàm phán cho đến nay.
Lần gần nhất mà Man United có một chuyên gia về đàm phán chuyển nhượng là Matt Judge, một chủ ngân hàng đầu tư khác và cũng giống như Woodward và Arnold, cựu sinh viên Đại học Bristol. Nhưng Judge đang sống nốt những tuần cuối cùng của mình ở Old Trafford sau khi từ chức vào tháng Tư.
Câu hỏi về sức mạnh của Man United trên thị trường chuyển nhượng tập trung vào hai vấn đề riêng biệt. Một là liệu sau 9 năm khốn khó sau khi chia tay Ferguson, CLB có còn hấp dẫn được những bản hợp đồng tiềm năng nữa hay không. Còn lại là vấn đề về khả năng cạnh tranh trong hoạt động mua bán cầu thủ và hoàn tất chuyển nhượng.
Dù thế nào đi nữa, thương vụ De Jong không nên được coi là phép thử cho điều đó. Nó quá phức tạp bởi có rất nhiều yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến việc đàm phán của Man United. Nếu bất thành, chỉ có duy nhất một câu hỏi lớn: Những trở ngại này đã được nhìn thấy trước, liệu Man United có kế hoạch dự phòng nào phù hợp và họ có thực hiện được nó hay không?
Không cần biết Man United thành công hay thất bại trong việc ký hợp đồng với De Jong, họ đã thực hiện nhiều vụ chuyển nhượng kịch tính và đem về không ít những bản hợp đồng tên tuổi trong thập kỷ qua. Nhưng thay vì bồi đắp thêm sức mạnh cho đội bóng, danh mục các bản hợp đồng đắt giá lại thất bại và trở thành một bản cáo trạng cho sự thiếu tầm nhìn của CLB dưới thời Glazer và Woodward.
Hiện tại, Man United dường như đang hướng tới một triển vọng khác. Thay vì xoáy vào việc liệu CLB có thu hút được những tài năng hàng đầu hay không, câu hỏi xoay quanh việc Man United có thể thuyết phục đem về các mục tiêu tiềm năng và giúp tài năng của họ nở rộ thay vì khô héo ở Old Trafford.
Đó là điều chúng ta không thường xuyên được chứng kiến trong thập kỷ qua. Man United không thường xuyên đầu tư vào những tài năng đang lên, và khi họ làm thế, thì hiếm khi mọi chuyện êm đẹp. Có thể thấy điều đó qua Memphis Depay và Anthony Martial dưới thời Van Gaal, Aaron Wan-Bissaka, Dan James và Donny van de Beek dưới thời Solskjaer.
Còn quá sớm để đánh giá về Jadon Sancho (tương tự như Facundo Pellistri và Amad – bộ đôi mà họ vội vàng ký hợp đồng khi bỏ lỡ Sancho vào mùa hè 2020) nhưng môi trường mà cầu thủ chạy cánh người Anh phải làm quen ở mùa giải trước rõ ràng không hề lý tưởng cho bất kỳ cầu thủ trẻ nào muốn phát huy hết tiềm năng của mình. Điều đó phải thay đổi dưới Ten Hag.
Việc mua Malacia và Martinez có vẻ là một bước đi đúng hướng nhưng thử thách lớn hơn với Man United sẽ đến khi phải cạnh tranh với Liverpool, Man City, Bayern Munich và Real Madrid để ký hợp đồng với các cầu thủ.
Nếu tiền vệ Jude Bellingham sẽ rời Dortmund vào mùa hè tới. Liverpool và Real sẽ giành lấy cầu thủ này và không có gì ngạc nhiên nếu Man United cũng muốn có bởi cầu thủ này có đủ cả phẩm chất kỹ thuật và thể chất để đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết hàng tiền vệ của Man United.
Man United đã nghiêm túc theo đuổi cả Bellingham và Erling Haaland vào cuối năm 2019, nhưng sau đó lần lượt hai cựu cầu thủ của Birmingham City và Red Bull Salzburg đã gia nhập Dortmund.
Có nhiều điều khiến Man United chùn bước khi nói tới Haaland – và họ có thể được tha thứ vì không chấp nhận yêu cầu của Mino Raiola – người đại diện quá cố của Halaand. Nhưng nếu tiền đạo người Na Uy chọn Dortmund vì cảm thấy đó là nơi tốt cho sự nghiệp của mình thì anh đã đúng.
Mùa hè này, Haaland lại rục rịch ra đi và Man United chưa bao giờ lao vào tranh giành khi họ đã tái ký hợp đồng với Ronaldo sau 12 năm vào mùa hè 2021. Nhưng ngay cả khi Man United có muốn tham chiến trên bàn đàm phán, liệu họ có thể thuyết phục Haaland đến với họ thay vì gia nhập Man City? Hoặc thuyết phục Darwin Nunez của rằng Old Trafford mới là môi trường lý tưởng thay vì Anfield? Rất khó.
Khi Bellingham rời Dortmund, anh sẽ nhận được nhiều lời mời gọi. Vậy làm thế nào để Man United khiến Bellingham cảm thấy họ hấp dẫn hơn so với Liverpool hay Man City?
Quy mô của CLB là một chuyện, khả năng tài chính và thương mại là một chuyện khác, nhưng nếu một cầu thủ muốn một bến đỗ giúp anh ta phát huy hết những tiềm năng và cạnh tranh những giải thưởng lớn, thì rõ ràng Man United phải tự thay đổi mới mong đem về những ngôi sao thực thụ.
Ten Hag đang vẽ nên một con đường mà Solskjaer chưa từng lựa chọn. Ông kỳ vọng sẽ nâng cấp Sancho, đem về những cầu thủ thực sự cần thiết như Malacia, và mong rằng sẽ có được De Jong – mảnh ghép tối quan trọng để làm nên một đội bóng tiến bộ với bản sắc chiến thuật rõ ràng.
Đó là một bước đi thật sự cần thiết. Các cầu thủ cần nhìn thấy điều gì đó tích cực xảy ra dưới thời Ten Hag, như cách những người như Sadio Mane, Mohamed Salah và Virgil van Dijk nhận ra tại Liverpool – khi Klopp đến – ở thời điểm rất lâu trước khi đội bóng này bắt đầu giành được các danh hiệu.
Đây là cách mà Man United cần học hỏi. Vấn đề không phải là có đem về được siêu sao ngay lập tức hay không. Đó là về việc xây dựng một môi trường lành mạnh và văn hóa CLB, nơi các cầu thủ tài năng có thể liên tục phát triển và giúp đội bóng trở lại Champions League, cạnh tranh và giành những danh hiệu, bởi đã 5 năm trôi qua kể từ khi họ giành được danh hiệu cuối cùng.
Liệu triều đại mới này có thể tạo nên sức bật thực sự hay không. Điểm mặt những HLV đã đến Man United rồi ra đi ở thời kỳ hậu Ferguson, tất cả họ đều chỉ ra thất bại ở hậu trường. Liệu Ten Hag và các cộng sự có tạo nên sự thay đổi? Một năm sau khi tái ký hợp đồng với Ronaldo, Man United có thêm các bàn thắng và các CĐV đã có sự hài lòng nhỏ nhoi. Nhưng giờ, Man United không thể cứ lay lắt mãi như vậy nữa và bộ tổng ở Old Trafford cần phải cùng nhau xây dựng một tầm nhìn và tuân theo nó.
Tầm nhìn đó không phải là mang về một ngôi sao gây chú ý, làm hài lòng các đối tác thương mại và nhà đầu tư và tăng tương tác trên mạng xã hội, mà đó là về một dự án thực sự. Man United cần một dự án hấp dẫn và có thể đạt được thành công như những dự án Klopp và Guardiola đã xây dựng trong những năm gần đây. Điều đó đòi hỏi tầm nhìn, kiến thức về thị trường chuyển nhượng và thế giới bóng đá.
Và như Rangnick đã nói, khả năng của CLB cung cấp cho cầu thủ những lý do thuyết phục để chọn Man United thay vì các đối thủ của họ. Sẽ luôn có những cầu thủ bị quy mô của CLB, tiềm lực tài chính và hợp đồng khủng thay thế mọi mối quan tâm khác.
Man United đã có đủ những điều đó trong những năm gần đây và có vẻ như họ đang đi theo một hướng khác dưới thời Ten Hag. Để có thể thành công, họ muốn và cần những cầu thủ trẻ đầy khao khát. Và nó cũng đồng nghĩa với việc Man United cần bán được một tầm nhìn bóng đá, và rũ bỏ hình ảnh một “CLB thương mại”.