[ad_1]
Số liệu thống kê trong trận M.U thắng Aston Villa 1-0 ở FA Cup cho thấy: những gì HLV Ralf Rangnick muốn có, thì M.U của ông không thể hiện được, trong khi đối thủ làm tốt hơn nhiều. Đấy cũng là những chỗ cốt lõi trong triết lý Gegen-pressing mà thiên hạ ca ngợi rằng HLV Rangnick là người tiên phong. Nhiều người xem qua số liệu và hỏi: Rangnick không huấn luyện được M.U, hay các cầu thủ hiện thời của M.U thuộc loại “không thể huấn luyện”?
Còn có một câu hỏi lớn hơn: Aston Villa làm tốt những gì Rangnick muốn thấy nơi M.U (còn chính M.U lại không làm được). Vậy sao Rangnick không… vứt luôn cái quan điểm pressing vào sọt rác, khi thực tế rành rành là M.U thắng Aston Villa? Vậy, pressing để làm gì, thưa ngài Rangnick?
Pressing là để đoạt lại bóng ngay sau khoảnh khắc mất bóng, nhưng nếu không đoạt lại được quả bóng thì bạn cũng sẽ gây nhiều khó khăn khiến đối phương khó triển khai tấn công khi đã có bóng trong chân. Giới thống kê gọi thước đo cho việc làm này là PPDA (passes per defensive action), tức số đường chuyền mà bạn để cho đối phương thực hiện sau khi chính bạn mất bóng. Con số càng thấp thì nói lên tinh thần, nỗ lực, khả năng pressing của bạn càng cao. Chỉ số PPDA bình quân của M.U trong trận gặp Aston Villa là 16 (bình quân, mỗi khi lấy lại được bóng thì Aston Villa chuyền bóng cho nhau những 16 lần). Chỉ số này bên phía Aston Villa chỉ là 8. Một mặt, coi như Aston Villa pressing “giỏi gấp đôi” M.U. Mặt khác, đây không còn là con số đơn thuần nữa. Khi bạn để cho đối phương thoải mái chuyền bóng cho nhau đến 16 lần, thì coi như bạn chẳng hề pressing (không có khả năng hoặc không nỗ lực).
Khác biệt quan trọng vừa nêu dẫn đến khác biệt quan trọng tiếp theo: M.U giành lại được bóng từ xa 3 lần, trong khi Aston Villa giành lại được bóng từ xa đến 11 lần. Khi Aston Villa triển khai bóng thì xuất phát điểm của pha tấn công cách khung thành họ 42,5m – xa hơn (dù chỉ một tí) so với M.U (41,2m). Nội trong vòng 3 đường chuyền đầu tiên từ khi có bóng ở khu vực cách khung thành mình 40m đổ lại, M.U bị đối phương ập vào tranh chấp 19 lần. Ngược lại, họ chỉ làm thế 13 lần đối với Aston Villa. Tất cả đều nói lên rằng Aston Villa là đội hay hơn, xuất sắc hơn, nếu…
Vâng, chữ “nếu” ở đây là người ta đánh giá cái hay, sự xuất sắc trong môn bóng đá, chỉ qua mỗi lăng kính pressing mà HLV Rangnick tôn sùng. Ông từng nói, đại khái khẳng định: bóng đá đỉnh cao chính là pressing. Nếu bạn không chơi với cường độ cao, không chạy thật nhanh, tranh chấp quyết liệt, thì bạn không thể chơi bóng đỉnh cao.
Đây là vấn đề “kiến thức bóng đá” mất rồi, ngài Rangnick ạ! Bóng đá gồm những cách chơi, chiến thuật khác nhau, chứ bóng đá không có cách chơi, chiến thuật đúng hay sai. Nói như ngài, vậy sao Aston Villa rút cuộc lại thua M.U? Ngài thậm chí còn không hiểu nổi vì sao đội mình lại thắng? Thay vì yêu cầu M.U phải đá với cường độ mạnh hơn, tốc độ cao hơn, pressing tốt hơn, Rangnick thật ra chỉ cần yêu cầu đúng một chuyện, M.U sẽ thắng, và đấy là điều chắc chắn. Cứ ghi bàn nhiều hơn đối thủ, M.U sẽ thắng – còn nếu làm không được thì đấy là do cầu thủ không chịu tuân theo.
Hãy đeo chuông vào cổ con mèo
Cứ chạy nhanh nhất, bạn sẽ là nhà vô địch. Chắc chắn đúng, ở mọi cuộc đua tốc độ, dù là giải VĐTG hay Olympic. Làm sao để chạy nhanh hơn Usain Bolt, thì đấy lại là chuyện khác. Cứ cho rằng triết lý Gegen-pressing của HLV Ralf Rangnick là tuyệt vời đi. Nhưng phải huấn luyện làm sao để các cầu thủ M.U chạy nhanh hơn, hoạt động với cường độ tốt hơn, thì Rangnick không làm được. Chỉ cần có ý tưởng hay, thì ai huấn luyện chẳng được.
26&18 – Ở khu giữa sân, John McGinn, Douglas Luiz, Jacob Ramsey giành lại được bóng cho Aston Villa 26 lần. Scott McTominay, Fred, Bruno Fernandes chỉ giành lại bóng cho M.U 18 lần. Đây là tranh chấp ở khu giữa sân thôi, không còn là pressing hay Gegen-pressing gì nữa, Aston Villa vẫn hơn.