[ad_1]
Một “HLV thất bại”
Thất bại 2-3 trước Croatia trong đêm tháng 11 mưa gió ở Wembley đó thực ra chưa phải là điểm đáy trong đường cong sự nghiệp của McClaren. Trong 8 công việc mà vị HLV 61 tuổi người Anh nhận sau đó, ông chỉ thành công với Twente, là đội bóng đầu tiên mà ông huấn luyện sau khi bị FA sa thải. Từ Wolfsburg tới Nottingham Forest, từ Newcastle tới QPR, và thậm chí cả ở Twente trong lần tái hợp vào năm 2012, hợp đồng của McClaren đều bị kết thúc trước thời hạn. Nói một cách ngắn gọn thì ông bị sa thải.
Những thất bại liên tiếp đó cho thấy McClaren không còn khả năng thành công với công việc của một HLV trưởng. Thực tế là ông cũng đã tính tới chuyện chuyển sang làm những công việc khác. Năm 2017, McClaren từng sang tận Israel để làm việc cho Maccabi Tel Aviv trong vai trò chuyên gia tư vấn huấn luyện. Đến năm 2020, ông lại trở về Derby để đảm nhiệm công việc của một giám đốc kỹ thuật. Tuy nhiên, ngay cả trong những nhiệm vụ mới này, McClaren cũng không thành công, hoặc không gặp may. Ông sớm chia tay Maccabi. Còn ở Derby cũng phải bỏ ngang công việc khi CLB này bị tiếp quản.
Tại sao M.U chọn McClaren?
Thời mới khởi nghiệp, McClaren được xem là một HLV tân tiến. Ông tiếp cận công nghệ từ rất sớm và không ngại áp dụng những công nghệ mới vào công tác huấn luyện. Đó cũng là lý do Alex Ferguson mời McClaren về làm trợ lý HLV hồi tháng 2/1999. Vị HLV trẻ – lúc ấy mới 37 tuổi – chính là người đi tiên phong trong việc sử dụng các công cụ phân tích phong độ, cho lắp đặt “phòng hồi phục”, ghế rung để giúp các cầu thủ phục hồi nhanh hơn giữa các trận đấu và các buổi tập. Tất cả đều là những khái niệm rất mới ở thời điểm đó.
Nhưng M.U chọn McClaren chắc chắn không phải vì “tính tiên phong” của ông. Thực tế, chính McClaren cũng thừa nhận ông đang bị bỏ lại trong cơn bão công nghệ bóng đá đang thay đổi từng ngày. M.U cũng không chọn McClaren vì khả năng huấn luyện hay phân tích đối thủ của ông. Đó lại là những điểm mạnh nhất của HLV trưởng Erik ten Hag. Trong lần đầu McClaren dẫn dắt Twente, Ten Hag chính là một thành viên trong ban huấn luyện của ông. Và ông phải thú nhận: “Tôi tưởng mình biết về bóng đá. Cho tới khi gặp Erik. Ông ấy chuẩn bị cho các trận đấu tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ nhất.”
Vậy thì tại sao M.U chọn McClaren? Thực ra, chính xác phải là Ten Hag chọn McClaren. Và đó là lựa chọn mang tính tự nguyện, chứ không phải gắng gượng tìm kiếm một gương mặt có khả năng gợi liên tưởng về kỷ nguyên vàng son của Sir Alex. Như lý giải của nhà báo người Hà Lan, Marcel van der Kraan, “Premier League là giải đấu lớn nhất trên thế giới, và nếu bạn không có một người hiểu rõ về nó, bạn sẽ không thể tồn tại được”. Ten Hag thực ra chỉ làm lại điều mà Ronald Koeman đã làm khi lần đầu tới Anh để dẫn dắt Southampton. Ông bổ nhiệm Sammy Lee làm trợ lý. “Mọi người đều ngạc nhiên”, Van der Kraan nói tiếp. “Nhưng đó là sự kết hợp hiệu quả. Mọi người ở Anh đều biết Sammy. Và Sammy cũng biết mọi điều về đối thủ, văn hóa, phong cách, HLV, mọi thứ…”
Ten Hag cũng cần một người như thế ở bên ông. Một người có mối quan hệ rộng, hiểu rõ văn hóa bóng đá Anh, hiểu rõ Premier League. Một người có thể giúp ông xử lý những vấn đề phát sinh ở một nền bóng đá mới lạ. Một người ông có thể tin tưởng. Một người như McClaren.
Những ngày đầu bẽ bàng ở M.U
Rất nhiều chuyện oái ăm đã xảy ra với McClaren khi ông được tuyển làm trợ lý cho Sir Alex hồi năm 1999. Ngay trong buổi họp báo, chủ tịch Martin Edwards đã gọi nhầm ông là “Steve McClaridge”. Rồi trong một buổi tập, McClaren bị Teddy Sheringham trêu chọc vì xếp các marker không thẳng. McClaren cũng nói rằng ông phải trả lời rất nhiều câu hỏi từ các cầu thủ M.U.
2 – Trong sự nghiệp HLV kéo dài gần 20 năm, McClaren chỉ giành được 2 danh hiệu. Cúp Liên đoàn 2003/04 với Middlesbrough và chức vô địch Hà Lan 2009/10 với Twente.