Home Tin Tức Bóng Đá Ngoại hạng Anh Ten Hag chưa tốt, nhưng ai nắm đội MU này cũng thế thôi

Ten Hag chưa tốt, nhưng ai nắm đội MU này cũng thế thôi

0
Ten Hag chưa tốt, nhưng ai nắm đội MU này cũng thế thôi

[ad_1]

Cách quản lý không giống ai

Nhà Glazer sở hữu MU, nhưng họ không mấy khi có mặt ở Manchester. Người chịu trách nhiệm về tài chính là Joel Glazer vẫn đang quản lý từ xa, từ tận bờ Đông của nước Mỹ. Vấn đề là dù ở rất xa như thế, ông ta vẫn muốn can thiệp vào mọi vấn đề, vẫn muốn nghiên cứu kỹ từng con số.

Vì lý do này, đội ngũ điều hành ở CLB thường phải chờ cho tới khi Mặt Trời lên ở Florida hay Washington D.C, hai bản doanh chính của Joel, để các đề xuất được phê duyệt. Mà thường thì Joel cũng không duyệt ngay. Ông ta thường mất không ít thời gian để ngâm cứu.

Điều này khiến cho các hoạt động của MU thường có độ trễ nhất định. Việc tái cấu trúc đội bóng do đó không thể hoạt động một cách suôn sẻ, ở tốc độ tối ưu. Ten Hag đang dần hiểu ra vì sao người tiền nhiệm Ole Gunnar Solskjaer không chịu bán người.

Joel Glazer chủ yếu điều hành MU từ Mỹ

Ngoài lý do United không giỏi kiếm tiền những cầu thủ mà họ không còn thấy cần thiết, một lý do quan trọng khác là Solskjaer sợ rằng, biết rằng thì đúng hơn, sẽ không có người thay thế cho những cầu thủ đã ra đi. Chính Solsa cũng từng một lần tiết lộ chuyện ông chỉ được thực hiện tối đa 3 bản hợp đồng lớn mỗi mùa. Có vẻ như quy trình ấy vẫn tiếp diễn dưới thời Ten Hag.

Một hệ lụy lớn từ cách điều hành khác người của nhà Glazer là sự xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng. Nhà vệ sinh ngập nước. Mái che thì bị dột, mưa lớn như ở trận gặp Galatasaray vừa rồi là fan ướt đầm. Chất lượng của các công trình ở Old Trafford cũng như khu tập luyện Carrington cũng đều rất thấp do không được đầu tư.

Chứng kiến tình trạng này mỗi ngày, không có gì khó hiểu khi tự các cầu thủ cũng hạ thấp các tiêu chuẩn, dẫu là một cách vô thức. Theo thời gian, MU tự biến mình thành một đội bóng tầm trung, và có thể còn xuống thấp hơn nữa.

Ten Hag được ủng hộ hay không?

Từ khi tới MU, Ten Hag đã trải qua 3 kỳ chuyển nhượng (2 mùa Hè, 1 mùa Đông). Về cơ bản thì có thể nói là ông nhận được sự hậu thuẫn về tài chính. MU đã chi tới 330 triệu bảng để vị HLV người Hà Lan mua sắm. Ông cũng được ủng hộ khi muốn đưa về một số cầu thủ nhất định, chủ yếu là các học trò cũ, như Antony, Lisandro Martinez hay mới nhất là Andre Onana.

Ngoài ra, ban lãnh đạo Quỷ đỏ cũng chọn đứng về phía Ten Hag trong những lần ông mâu thuẫn với các cầu thủ, mà tiêu biểu là vụ Cristiano Ronaldo ở mùa trước và Jadon Sancho ở mùa này. Tuy nhiên, sự ủng hộ vẫn chỉ là nửa vời. Cuộc cách mạng của Ten Hag vì thế cũng nửa vời luôn. Sau 3 kỳ chuyển nhượng, ông vẫn còn phải làm việc với những cầu thủ mà ông không muốn có, và không thể gạt bỏ những cầu thủ không còn muốn ở lại với đội.

Tình trạng lỡ dở này khiến MU không thể chơi như Ten Hag mong muốn, đồng thời lại khiến cho phòng thay đồ trở nên độc hại không cần thiết. Nhiều cầu thủ không thích hoặc không đáp ứng được những yêu cầu rất cao của Ten Hag, một số không ngần ngại bày tỏ thái độ bất hợp tác.

Để so sánh, mức độ ủng hộ mà Ten Hag nhận được ở MU chỉ bằng một góc so với Arteta ở Arsenal hay Guardiola ở Man City. Ở Man City, Guardiola nhận được sự hậu thuẫn cực kỳ hiệu quả từ những người bạn cũ giỏi giang trong bộ máy lãnh đạo. Những cầu thủ không thích nghi được với triết lý của ông sẽ sớm bị đẩy đi, nhường chỗ cho những cầu thủ mới phù hợp hơn.

Ở Arsenal, Arteta cũng nhận được sự hậu thuẫn hiệu quả tương tự từ Edu. Đáng nói hơn, khi Arsenal của ông thua liền 3 trận đầu mùa 2021/22 và xuất hiện nhiều tiếng nói đòi sa thải, các sếp của Arsenal đã ra mặt lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ.

Ở MU, vẫn chưa thấy ai đứng ra công khai bảo vệ Ten Hag. Tình trạng “đen đen trắng trắng mập mờ” này chính là nguồn cung oxy nuôi dưỡng những đốm lửa nhỏ, để tới một lúc nào đó mọi thứ sẽ cháy bùng lên thôi…

 

 



MUA TIP BÓNG ĐÁ ngay!!!

Source link