Sút phạt trực tiếp là một tình huống cố định xảy ra khi một cầu thủ tấn công bị hàng phòng ngự đối phương phạm lỗi nặng phía bên ngoài vòng cấm địa.
1. Khi nào thì được sút phạt trực tiếp?
-
Sút phạt trực tiếp xảy ra khi một cầu thủ tấn công bị hàng phòng ngự đối phương phạm lỗi, chẳng hạn như đẩy người, kéo áo… Không giống với những quả đá phạt gián tiếp, những cú sút phạt trực tiếp có thể tạo ra bàn thắng. Tuy nhiên, các cầu thủ tấn công thường cố ý tìm mọi cách để hàng phòng ngự của đối phương phạm lỗi trong vòng cấm địa và một quả đá phạt hàng rào trở thành một quả đá phạt đền.
2. Luật sút phạt trực tiếp
Điểm đặt bóng được đặt ở nơi cầu thủ bị phạm lỗi. Để chặn các quả sút phạt, họ thường lập hàng rào (số người tuỳ theo thủ môn chọn). Hàng rào phải đứng cách điểm đặt bóng ít nhất là 9,15m cho tới khi bóng sống. Nhằm giữ được tính bất ngờ trong những quả sút phạt, một số cầu thủ còn thực hiện luôn quả đá phạt mà không cần chờ cho tới khi hàng rào giữ đúng khoảng cách 9,15m, tuy nhiên không được thực hiện tình huống sút phạt trực tiếp khi hàng rào hoặc cầu thủ chặn bóng chưa vượt qua khoảng cách 3m.
Trong trường hợp điểm đá phạt quá gần vòng 16m50, hàng rào có thể không cần giữ đúng khoảng cách 9m15 mà chỉ cần một khoảng cách bằng tối thiểu 1/3 khoảng cách ước lượng từ điểm đặt bóng đến khung thành. Cầu thủ thực hiện sút phạt trực tiếp cũng có thể sút bóng ngay khi trọng tài cho phép nếu không có cầu thủ nào của đối phương đứng trong phạm vi 3m kể từ điểm đá phạt. Các cầu thủ nào cố tình ngăn cản hoặc trì hoãn tình huống đá phạt sẽ bị xử phạt tuỳ theo mức độ vi phạm.
Bóng trở thành bóng sống ngay khi nó được đá lên khu cấm địa.Trong trường hợp đá bóng chạm tay một cầu thủ đang đứng trong hàng rào ở ngoài vòng cấm, quả đá phạt sẽ được thực hiện tiếp tục ở ngay vị trí để bóng chạm tay và nếu điểm chạm tay trong vòng cấm, đó sẽ là một quả phạt đền.
Một bàn thắng có thể được ghi luôn từ một quả đá phạt, nhưng cũng có khi nó chạm hàng rào và bay đi hết đường biên ngang, khi đó thì đội tấn công sẽ có một quả đá phạt góc. Một cầu thủ cũng có thể bị dính bẫy việt vị do đối phương đặt khi đá phạt.
3. Cách thực hiện quả sút phạt trực tiếp
Các cầu thủ thường thực hiện quả sút phạt trực tiếp theo ba cách dưới đây:
– Cách sút phạt trực tiếp thứ nhất: Họ sút bóng bằng mu bàn chân mạnh hết mức có thể. Có thể cho một cầu thủ khác đẩy bóng ra để người đó sút hoặc người đó cũng có thể sút luôn ở vị trí đặt bóng mà website tu van bong da đã nói trước đó. Đây là kiểu sút quen thuộc của Roberto Carlos, Steven Gerrard, Frank Lampard, Zlatan Ibrahimovic hay John Arne Riise…
– Cách sút phạt trực tiếp thứ hai: Cầu thủ sút bóng bằng lòng trong bàn chân và đưa bóng đi liệng để đánh lừa các thủ môn và hậu vệ đối phương. Những người thường sút quả phạt kiểu này là Xabi Alonso, Xavi Hernandez, David Beckham hay Ronaldinho…
– Cách sút phạt trực tiếp thứ ba, đây là một kiểu sút rất khó, cầu thủ sẽ sút bóng nhẹ nhưng rất xoáy, điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các thủ môn. Andrea Pirlo, Cristiano Ronaldo, Juninho Pernambucano… là những chuyên gia trong kiểu sút này.
4 Chiến thuật sút phạt trực tiếp
Mỗi đội thường có 1 hay 2 cầu thủ thực hiện quả đá phạt, phụ thuộc vào khoảng cách tới cầu môn và hướng thực hiện.
Một cách thực hiện mà nhiều đội bóng thường lựa chọn là trước khi sút bóng, có hai cầu thủ đứng ở điểm đặt bóng và khi trọng tài thổi còi, một người sẽ chạy lên giả vờ đá quả phạt để đánh lừa hàng rào để người thứ hai băng lên dứt điểm.
Một cách nữa mà nhiều đội bóng cũng dùng là trước khi đá phạt, họ để một cầu thủ đứng vào hàng rào đối phương. Rồi khi trọng tài thổi còi, cầu thủ đó tránh ra để tạo một khoảng chống cho đồng đội thực hiện quả đá phạt.
Cách thứ ba để thực hiện đá phạt là một cách khá khó, cầu thủ đá phạt sẽ thực hiện cú đá phạt chậm một nhịp để đánh lừa cho hàng rào đối phương nhảy lên rồi khi đó sẽ sút bóng sệt đi dưới chân hàng rào. Rất ít cầu thủ sử dụng cách này, những người duy nhất đã từng thực hiện những quả đá phạt như thế này là Ronaldinho và Rivaldo.
Theo share tip bong da
Comments are closed.