Home Tin Tức Bóng Đá Ngoại hạng Anh Chelsea chi 900 triệu bảng vì nhà chỉ có tiền

Chelsea chi 900 triệu bảng vì nhà chỉ có tiền

0
Chelsea chi 900 triệu bảng vì nhà chỉ có tiền

[ad_1]

Một thỏa thuận trị giá 115 triệu bảng cho tiền vệ Moises Caicedo đã phá kỷ lục 106 triệu bảng mà Chelsea chi ra cho Enzo Fernandez 6 tháng trước. Chưa hết, The Blues cũng nhăm nhe hốt nốt mục tiêu Romeo Lavia mà Liverpool đang theo đuổi bằng thoả thuận trị giá 53 triệu bảng, cộng với 5 triệu bảng phụ phí với Southampton. Điều đó có nghĩa là Boehly và Clearlake chuẩn bị đốt tới 300 triệu bảng chỉ riêng cho các tiền vệ trung tâm vào năm 2023, sau khi thoả thuận xong với Lesley Ugochukwu và Andrey Santos.

Các con số thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn: đơn hàng Lavia đã khiến tổng chi cho chuyển nhượng của Chelsea vượt mốc 900 triệu bảng, kể từ khi những ông chủ người Mỹ nắm quyền kiểm soát CLB vào tháng 6/2022. Chelsea còn phải mua một thủ môn mới thay thế Kepa Arrizabalaga (cho Real Madrid mượn) và 2 cầu thủ tấn công nữa. Cần biết, đây hoàn toàn là tiền túi chủ sở hữu, chứ Chelsea chưa có doanh thu từ nhà tài trợ áo đấu cũng như không được dự Champions League 2023/24.

Không có CLB nào khác trên thế giới đang vận hành theo cách này. Và công bằng mà nói, rằng cách làm của Chelsea đang gây khó chịu. Ngày càng có nhiều lời thì thầm về việc các CLB đối thủ phàn nàn với BTC Premier League về chi tiêu của Chelsea. Họ hoài nghi rằng việc chi tiêu như vậy có thể vi phạm các quy định về công bằng tài chính (FFP) của UEFA, cho phép các CLB thua lỗ khoảng 90 triệu euro trong khoảng thời gian 3 năm. Hơn nữa, vào tháng 9/2022, Chelsea đã bị UEFA đưa vào danh sách theo dõi do quy mô thua lỗ của CLB.

Cặp chủ sở hữu Behdad Eghbali (trái) và Boehly đang khiến các CLB khác ghen tị và hốt hoảng

Tuy nhiên, Chelsea tin rằng họ có một chiến lược sẽ giúp kiểm soát tài chính của CLB an toàn. Một trở ngại lớn để hiểu những gì Chelsea đang làm là cách mà hầu hết mọi người thường nghĩ về các giao dịch bóng đá – chủ yếu là phí chuyển nhượng – thường không phải là cách mà hầu hết các CLB bóng đá nghĩ về chúng. Và chắc chắn không phải Chelsea.

Đây là một ví dụ: CLB A ký hợp đồng với một cầu thủ với giá 50 triệu bảng, thời hạn 5 năm, hưởng lương 100.000 bảng/tuần. CLB B ký hợp đồng với một cầu thủ theo dạng chuyển nhượng tự do và đồng ý trả cho anh ta khoảng 400.000 bảng mỗi tuần. Cầu thủ nào đắt hơn nếu tính theo cơ sở hàng năm? Nếu câu trả lời là CLB B thì đúng rồi. Mức lương hàng tuần là 400.000 bảng tương đương với mức lương hàng năm hơn 20 triệu bảng một chút, trong khi tổng chi phí của khoản phí chuyển nhượng 50 triệu bảng được khấu hao trong hợp đồng 5 năm với mức lương 100.000 bảng/tuần là khoảng 15 triệu bảng.

Trong bối cảnh này, rất có thể thương vụ mua cầu thủ đắt giá nhất thực sự trong lịch sử bóng đá Anh phải là việc Erling Haaland chuyển đến Man City vào mùa Hè năm 2022, khi cộng mức lương khổng lồ, phí lót tay và phí thưởng cho người đại diện (51 triệu bảng).

Caicedo và mẫu thân ăn mừng việc chuyển sang Chelsea

Nhiều nguồn tin cho rằng Chelsea đã khai thác các giới hạn pháp lý của việc khấu hao (quá trình phân bổ phí chuyển nhượng trong suốt thời hạn hợp đồng của một cầu thủ) để có thể chi tiêu thoải mái hơn. Tất cả các thương vụ vào tháng 1 đều được ký hợp đồng 7-8 năm, giúp giảm chi phí hàng năm của họ. UEFA đã ra phán quyết rằng, từ mùa Hè này, phí chuyển nhượng chỉ có thể được khấu hao trong tối đa 5 năm bất kể thời hạn hợp đồng là bao nhiêu, và Premier League phải làm theo điều đó.

Nhưng ngay cả khi những “lỗ hổng FFP” này bị đóng lại, thì khấu hao vẫn là một công cụ mạnh mẽ giúp tăng chi tiêu của Chelsea. Và họ đã sử dụng điều này để đạt hiệu quả tốt trước khi quy tắc được thay đổi. Hơn nữa, Chelsea sẽ không thi đấu ở đấu trường châu Âu mùa này, nên không phải lo lắng về việc nằm trong quy định của UEFA và sẽ có nhiều thời gian hơn để tự sắp xếp. Vì vậy, họ tin rằng mình sẽ không sao cả, nhưng các CLB khác lại không tin thế.

Chelsea cũng đang tích cực bán cầu thủ chứ không chỉ mua. The Blues đã kiếm được hơn 250 triệu bảng từ việc bán cầu thủ trong 3 kỳ chuyển nhượng vừa qua. Khoảng 200 triệu bảng trong số đó đã được thu về trong mùa Hè này: Kai Havertz tới Arsenal, Mason Mount tới MU, Mateo Kovacic tới Man City, còn Kalidou Koulibaly và Edouard Mendy tới các CLB của Saudi Pro League. Con số đó gần như không cân bằng được chi phí chuyển nhượng của Chelsea, nhưng vì mục đích kế toán, nó không cần thiết.

Enzo Fernandez với giá 106 triệu bảng là một kỷ lục chuyển nhượng của nước Anh 6 tháng trước

Phí chuyển nhượng cho việc bán cầu thủ được đăng ký đầy đủ trên sổ sách ngay lập tức, trừ đi chi phí khấu hao còn lại của cầu thủ. Tin tốt cho Boehly và Clearlake là phần lớn các cầu thủ mà họ bán trong kỳ chuyển nhượng này đều đã ở CLB đủ lâu để có giá trị sổ sách còn lại tương đối nhỏ (Havertz, Kovacic và Christian Pulisic), trong khi những học viên của lò Cobham (Mount và Ruben Loftus-Cheek) là nguồn lợi nhuận thuần túy khi bán.

Chỉ riêng Havertz, Mount và Kovacic đã mang về cho Chelsea gần 100 triệu bảng tiền lãi trong sổ kế toán từ việc bán cầu thủ. Về lý thuyết, điều đó có thể bù trừ tới 500 triệu bảng phí chuyển nhượng được khấu hao trong các hợp đồng 5 năm mà không khiến CLB rơi vào “tình trạng đỏ” khi mua bán cầu thủ trong sổ sách. Chi tiêu khấu hao ước tính của Chelsea trong 3 kỳ chuyển nhượng vừa qua dưới thời Boehly lên tới 157,2 triệu bảng, con số thấp hơn đáng kể này gần như được bù đắp hoàn toàn bằng lợi nhuận từ việc bán cầu thủ là 149,6 triệu bảng so với cùng kỳ.

Rõ ràng là CLB lớn có nhiều chỗ hơn để điều động trên thị trường chuyển nhượng mà không vi phạm FFP. Và bản thân các hạn chế đang được nới lỏng: từ mùa giải 2023/24, các CLB được đánh giá là có tình hình tài chính tốt có thể được phép lỗ tới 90 triệu euro trong thời gian theo dõi 3 năm, gấp 3 lần giới hạn cũ là 30 triệu euro.

Còn quá sớm để biết liệu chi tiêu hiện tại của Chelsea sẽ khiến họ lỗ hay lãi. Nhưng xét về việc đạt được con số đó trong vòng 3 năm với khoản lỗ khoảng 90 triệu euro, cần ghi nhớ là các năm ngoái Chelsea lỗ 121 triệu bảng. Mùa giải trước đó đã chứng kiến khoản lỗ 156 triệu bảng, đây là khoản lỗ lớn thứ hai trong lịch sử Premier League, vì vậy CLB sẽ cần sớm bắt đầu có lãi, cho dù đó là thông qua việc tăng doanh số bán cầu thủ, cải thiện các thỏa thuận thương mại hay trở lại Champions League, nơi đem về khoảng 3-4 triệu bảng/trận trên sân nhà.

Tiền bán Mason Mount cho MU hoàn toàn là khoản lãi ròng của Chelsea

Khi đến Chelsea, Boehly đã xác định rằng CLB đã chín muồi cho một cuộc tái thiết quy mô lớn, với sự kết hợp của những cầu thủ đắt giá gần như đã được khấu hao hết trên sổ sách và một học viện đào tạo ra những cầu thủ trẻ có thể bán được, hoặc có triển vọng tốt để lên đội một. Nhưng có một khía cạnh quan trọng khác đối với những gì Chelsea đang cố gắng thực hiện, đó là giảm gánh nặng lương thưởng.

Trong quá trình thẩm định tài chính trước khi tiếp quản vào năm ngoái, Boehly nhanh chóng xác định rằng Roman Abramovich đã vui vẻ trả khoản tiền thưởng cho việc đầu quân hoặc trung thành với CLB. Mức lương cơ bản của cầu thủ Chelsea cao hơn nhiều so với mặt bằng chung, và hầu như không có gì ràng buộc với các ưu đãi dựa trên hiệu suất, chẳng hạn như giành suất tham dự Champions League. Việc thay đổi đổi nhân sự tại đội một trong năm qua cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phá vỡ hợp đồng với các cầu thủ.  

Boehly đã quyết tâm hạ mức lương của CLB xuống ngang mặt bằng chung, và họ nhận thức rõ rằng kỳ vọng về thu nhập của các cầu thủ có xu hướng tăng lên khi họ già đi. Kể từ khi tái cấu trúc hoạt động bóng đá với các đồng giám đốc thể thao Laurence Stewart và Paul Winstanley vào đầu năm 2023, Chelsea đã tập trung trở lại vào việc nhắm mục tiêu các cầu thủ từ 23 tuổi trở xuống, với Christopher Nkunku (người đã được thỏa thuận chuyển nhượng gần 1 năm trước), Axel Disasi và thủ môn Robert Sanchez là ngoại lệ duy nhất.

Các cầu thủ trẻ có xu hướng dễ chấp nhận mức lương cơ bản thấp hơn. Điều này mang lại cho Chelsea cơ hội bắt đầu ở mức giá phải chăng hơn, và sau đó tăng lương thưởng dựa theo thành tích. Lavia gần như chắc chắn sẽ có mức lương thấp hơn tại Chelsea so với người đồng đội cũ James Ward-Prowse ở West Ham.

Chelsea đang dẫn đầu việc chi tiền mua cầu thủ ở Premier League và châu Âu

Chelsea cũng cam kết ký hợp đồng dài hạn ngay cả khi lợi ích khấu hao giảm. Boehly tin rằng họ cung cấp cho cầu thủ sự an toàn cao hơn, và bảo vệ những cầu thủ có giá trị tốt hơn. Người ta hy vọng rằng mức lương thấp sẽ khiến những gương mặt “báo cô” như Romelu Lukaku và Hakim Ziyech ra đi. Vẫn còn một số cầu thủ có thu nhập cao ở Chelsea, mà Raheem Sterling và Nkunku đứng đầu trong số đó. Nhưng nhìn chung, Boehly tin rằng họ đã tiết kiệm được hàng chục triệu bảng tiền lương hàng năm cho đội một – số tiền mà họ đang tái đầu tư cho chuyển nhượng.

Chiến lược của Chelsea không phải không có rủi ro. Boehly về cơ bản đã tái tạo đội hình của Chelsea như một danh mục đầu tư: một tập thể các cầu thủ trẻ tài năng cam kết gắn bó với CLB trong những năm tháng đỉnh cao của họ, nhưng giá trị chuyển nhượng của họ có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào bất kỳ biến số nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân. Không phải tất cả các bản hợp đồng đều được kỳ vọng sẽ phát triển, nhưng kỹ năng phát hiện tài năng của đội ngũ nhân viên do Stewart và Winstanley lãnh đạo đang đảm bảo tỉ lệ “ngọc thô” nhiều hơn “đá”. Nếu không, Chelsea sẽ không có lực lượng tốt để đua vô địch.

Một trong những đội có độ tuổi trung bình cao nhất của Premier League đã được chuyển đổi thành đội trẻ nhất bởi những người chủ đang cố gắng mở rộng quy mô giống như mô hình tuyển dụng của Monaco, RB Leipzig và Brighton để tạo sức mạnh cho một CLB ưu tú của châu Âu. Chiến thuật này chưa bao giờ được thử nghiệm bởi một CLB lớn, giàu thành tích như Chelsea. Liệu họ có thể tái đăng quang tại Premier League và Champions League bằng những cầu thủ trẻ như vậy không? Liệu việc tập hợp một nhóm cầu thủ cùng độ tuổi có đem đến sự phát triển không, khi thiếu đi yếu tố kinh nghiệm?

Boehly đang đặt cược cho con đường của Chelsea, vì họ cho rằng cách tiếp cận chuyển nhượng và xây dựng đội hình của họ sẽ đưa The Blues đến thành công thể thao bền vững, cũng như tăng trưởng tài chính. Còn những người khác trong giới bóng đá sẽ theo dõi chặt chẽ để xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.



MUA TIP BÓNG ĐÁ ngay!!!

Source link